QUY TRÌNH THỰC HIỆN MỜI TÀI TRỢ CHO TỔ CHỨC (Phần 2)

  1. A.     Tiếp cận qua điện thoại
  2. 1.      Những điều cần lưu ý:

–          Chuẩn bị nội dung thật ngắn gọn

–          Gọi điện vào thời gian phù hợp (Tránh sáng thứ 2; nên gọi vào khoảng 9h – 10 h buổi sáng và 3h – 4h buổi chiều)

–          Hỏi xem bây giờ họ có thể nói chuyện với mình được không, nếu không hãy hỏi họ xem có thể gọi lại vào lúc nào

–          Bắt đầu cuộc gọi giới thiệu vắn tắt về bản thân

–          Trình bày mong muốn/ ý định

–          Xin địa chỉ email

–          Xin một cuộc hẹn, nếu được nên đề nghị gặp mặt trực tiếp

Hướng dẫn cụ thể về trường hợp gặp phải

Trường hợp 1: bạn không biết gì về doanh nghiệp đó, nghĩa là không biết phòng ban nào sẽ giải quyết thủ tục mời tài trợ này.

Bạn là A, lễ tân hoặc tổng đài là B, nhân viên phụ trách tài trợ là

–          Tổng đài: A lô, công ty ABC xin kính chào quý khách, vui lòng bấm số nội bộ hoặc bấm phím 0 để được trợ giúp…

–          Bấm phím 0

–          B: A lô, công ty ABC xin nghe

–          A: Dạ. Em chào A/C. Em là phụ trách gây quỹ của chương trình Xyz ạ. Em muốn trao đổi về việc mời tham gia tài trợ chương trình, em có thể gặp ai được ạ?

–          B: mời tài trợ hả em???

–          A: Vâng ạ

–          B: vậy chị sẽ chuyển máy sang phòng marketing cho em nhé

–          A: Chị có thể cho em xin số máy lẻ của phòng marketing không ạ? (hỏi xin số máy lẻ để tiện cho những cuộc gọi sau)

–          B: em bấm số máy công ty và bấm số máy lẻ 120 nhé

–          A: Chị ơi, em có thể gặp ai ở phòng Marketing vậy chỉ nhỉ?

–          B: em gặp chị Lan nhé

Sau khi bấm số máy lẻ hoặc được lễ tân chuyển máy giúp, các bạn nói chuyện trực tiếp với người phụ trách

–          C: Alo…

–          A: Alo đây có phải số chị Lan phòng Pr – Marketing không ạ???

–          C: Đúng rồi Ai vậy…

–          A: Vâng em chào chị. Em là Hiên, phụ trách gây quỹ của chương trình Xyz. Chương trình được tổ chức nhằm xóa bỏ rào cản của cộng đồng đối với bệnh nhân phong. Em muốn công ty ABC tài trợ cho chương trình, em cần làm theo những bước nào ạ???

–          C: em gửi nội dung chương trình qua email để chị xem trước nhé…

–          A: Vâng ạ. Chị cho em xin địa chị email của chị với ạ

–          C: Lan@abc.com

–          A: em đọc lại chị xem đã đúng chưa nhé: Lan@acb.com

–          C: ừ đúng rồi em ạ

–          A: chị có thể cho em xin số di động để có gì em liên lạc với chị cho tiện ạ

–          Nếu họ cho thì lấy số, họ từ chối thì thôi.

–          Cảm ơn họ rồi cúp máy, dặn họ:

–          A: Chốc nữa chị check mail giùm em chị nhé…

Trường hợp 2: Biết người cần gặp là ai? Phòng ban nào giải quyết???

Trong trường hợp này bạn chỉ cần gọi lại check và bỏ qua khâu gọi cho Lễ tân.

  1. B.     Gặp gỡ
  2. 1.      Ngoại hình

–          Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ

–          Phù hợp với hình ảnh của tổ chức

–          Phù hợp với mục đích tổ chức

–          Thể hiện chăm chút vừa phải với bản thân

  1. 2.      Phong thái

–          Tự tin nhưng khiêm nhường

–          Thể hiện sự tôn trọng với đối tác

–          Biết cách thể hiện bản thân đúng lúc

  1. 3.      Thuyết phục

–          Bằng kiến thức/ sự am hiểu về một lĩnh vực nào đó

–          Bằng sự nhạy bén/ năng động

–          Bằng sự cầu thị/ ham học hỏi

–          Bằng sự nhiệt tình/ sức trẻ, niềm đam mê

–          Phải biết điểm mạnh của mình là gì và sử dụng nó như thế nào

  1. 4.      Lắng nghe

–          Nên lắng nghe, quan sát > sự thật ngầm hiểu

–          Đặt câu hỏi

–          Bày tỏ thiện chí

–          Hướng tới kết quả, mục đích rõ ràng

  1. 5.      Duy trì mối quan hệ

–          Mối quan hệ là tài sản quý giá nhất. Có thể họ không tài trợ cho chúng ta lúc này nhưng biết đâu lúc khác, họ sẽ tài trợ cho ta và ta cũng cần sự giúp đỡ của họ

–          Phải có thiện chí xây dựng mối quan hệ và quan tâm thực sự đến đối tác

–          Trong quá trình xin tài trợ cần:

–          Khơi gợi tình tốt đẹp của tổ chức

–          Đánh vào trách nhiệm xã hội của các công ty lớn mạnh

–          Đối với những công ty mới thành lập hoặc có nhu cầu phát triển cao thì tập trung vào phần marketing

  1. I.                   NỘI DUNG CỦA HỒ SƠ MỜI TÀI TRỢ
  2. Thư ngỏ gửi Nhà tài trợ .
  3. Kế hoạch chương trình.
  4. Kế hoạch truyền thông
  5. Bản dự trù kinh phí
  6.  Mức tài trợ và Quyền lợi Nhà tài trợ.
  7. CD có chứa Power Point tóm lược nội dung vận động tài trợ (có thì càng tốt).
  8. Bản giới thiệu về đơn vị tổ chức
  9.  Các ấn phẩm tuyên truyền : Poster – banner –tờ rơi…

Một sai lầm mà chúng ta hay mắc phải khi đi xin tài trợ đó là không nắm rõ thông tin về tổ chức của họ cũng như các thông tin chi tiết kế hoạch chương trình. Do vậy, để tránh những sai sót đáng tiếc đó thì khi đi xin Tài trợ  bạn cần phải nắm rỗ các thông tin sau:

  1. Tổ chức mà bạn đang hoạt động: Bạn phải giới thiệu rõ ràng và rành mạch mục đích hoạt động, cơ cấu tổ chức, quá trình hoạt động…
  2. Kê hoạch chương trình: Bạn phải học thuộc và nắm rõ được những chi tiết nhỏ nhất trong bản kế hoạch vì nếu không khi Nhà tài trợ hỏi mà bạn ấp úng thì họ sẽ đánh giá thấp tính chuyên nghiệp của bạn cũng như tổ chức của bạn.
  3. Bản dự trù kinh phí: Đây vấn đề mà Nhà tài trợ quan tâm nhất và cũng hay hỏi nhất, bạn phải hiểu được khoản tiến đó chi cho việc đó dùng để làm gì và phù hợp hay chưa, có thể hạ được không? nều bạn trả lời là à..à..ờ… ờ…bạn sẽ mất điểm ngay.
  4. Hồ sơ tài trợ nên đóng thành một tập theo thứ tự mô tả từ khái quát – chi tiết – cuối cùng mới tới phần show hàng (tức là show thành quả của đơn vị mình qua hình ảnh,…). Không nên gửi theo từng nhóm văn bản riêng.
  5. Thời gian đối tác gặp gỡ thường dành cho việc cơ quan, họp hành là Sáng thứ Hai và Chiều thứ Sáu. Nên chú ý hơn đến lịch của họ. Còn dân phụ trách kinh doanh thì càng bận bịu hơn, nên gợi ý việc họ cho phép mình hẹn DT hoặc trực tiếp vào lúc nào. Đi xin tài trợ thì chịu khó chạy bất kể thời gian nào .

 Image

QUY TRÌNH THỰC HIỆN MỜI TÀI TRỢ CHO TỔ CHỨC (Phần 1)

quy trinh moi tai tro

QUY TRÌNH THỰC HIỆN MỜI TÀI TRỢ CHO TỔ CHỨC

Mời tài trợ cho một tổ chức hay một chương trình, sự kiện là một việc không dễ nhưng cũng không quá khó để chúng ta không có thể làm được. Dưới đây là một số nguyên tắc chung trong mời tài trợ (Có thể áp dụng linh hoạt cho sự kiện, chương trình từ thiện hoặc thương mại) và quy trình chi tiết để mời tài trợ cho các chương trình tình nguyện.

  1. I.                   MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CHUNG TRONG MỜI TÀI TRỢ
  2. 1.      Xác định bản thân và tổ chức

Khi chuẩn bị hoặc tham gia mời tài trợ, cần xác định rõ TÔI LÀ AI?

Cái tôi ở đây chính là tổ chức mà tôi đại diện chứ không phải cái tôi cá nhân của bạn. Bạn phải hiểu tổ chức của mình như thế nào? Tổ chức đó đang cần gì? Điều đó cần thiết như thế nào?… Hiểu rõ mình là điều cơ bản, đầu tiên để bạn thuyết phục người khác hiểu và ủng hộ mình.

  1. 2.      Đối tác của tổ chức là ai?

Đừng bao giờ lội  qua một con suối nếu không biết nó nông – sâu

Sau khi hiểu tổ chức mình rồi, cần tìm hiểu kỹ về tổ chức và thông tin của người mà mình sẽ gặp. Việc hiểu rõ này sẽ giúp bạn chuẩn bị được 1 phong cách phù hợp và dễ dàng nói chuyện, tiếp cận với đối tác.

  1. 3.      Làm rõ được mục tiêu và công việc cần trao đổi, giải quyết với đối tác

Trong quá trình làm việc, cần nắm rõ mục tiêu hướng tới khi làm việc với đối tác, nội dung công việc cần giải quyết. Hãy chuẩn bị những giải pháp cho những tình huống phát sinh của những vấn đề đó.

  1. 4.      Nguyên tắc win – win

Luôn nhớ rằng, muốn nhận thì hãy cho đi. Không ai muốn làm điều gì mà họ cảm thấy bị thiệt thòi. Mình muốn gì? Đối tác cần gì? Mình có thể đáp ứng như thế nào?

  1. II.                QUY TRÌNH THỰC HIỆN MỜI TÀI TRỢ
  2. 1.      Lên checlist các hạng mục cần thiết

Để một chương trình hay sự kiện có thể diễn ra, bạn cần chuẩn bị hạng mục công việc và những thứ cần chuẩn bị. Sau khi có checklist, bạn có thể biết rõ cái mình cần, tổng chi phí để lên danh sách mời tài trợ. Phân loại tài trợ với các hình thức: tài trợ tiền mặt, tài trợ hiện vật và bảo trợ truyền thông.

  1. 2.      Lập danh sách các nhà tài trợ tiềm năng

Sau khi có checklist, bạn cần lên danh sách nhà tài trợ tiềm năng sau sự phân chia trên.  Thế nào là nhà tài trợ tiềm năng cho các chương trình từ thiện??? Đánh giá nhà tài trợ tiềm năng cho những chương trình từ thiện theo một số yếu tố sau:

–          Người đứng đầu của tổ chức là một mạnh thường quân có quan tâm đến các hoạt động phát triển cộng đồng

–          Doanh nghiệp mới phát triển cần nâng cao hình ảnh thông qua các hoạt động vì cộng đồng

–          Doanh nghiệp, tổ chức có tên tuổi đã tham gia nhiều chương trình tài trợ, các hoạt động tài trợ của họ là thường niên, được lên kế hoạch tham gia hàng năm.

–          Doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ được sử dụng trong chương trình ( liên quan đến nhà tài trợ hiện vật, tất nhiên họ cũng thuộc 3 đối tượng trên)

  1. 3.      Tìm hiểu thông tin đối tác

Sau khi lên danh sách đối tác tiềm năng, cần tìm hiểu thông tin về đối tác. Tìm hiểu đối tác có thể thông qua người quen hoặc tìm thông tin qua internet. Dưới đây là những bước tìm hiểu thông tin đối tác qua internet.

Bước 1: Lên Google search tên công ty xem họ có website hay bất cứ thông tin gì có liên quan. Đừng vội click ngay vào ô có hiện website của họ, mà hãy nhìn hết một lượt xem xem có thông tin gì có thể liên hệ được với ai hay không.

Bước 2: Click vào ô Liên hệ để lấy thông tin, địa chỉ, email cùng số điện thoại chuẩn nhất có thể.

Bước 3: Click vào ô Hoạt động hay Tin tức để xem Doanh nghiệp đó hiện có tham gia hoạt động xã hội gì không hay đã tham gia những hoạt động nào???

Bước 4: Tìm hiểu kỹ lĩnh vực của Doanh nghiệp, xác định xem bạn sẽ xin gì từ họ? Tiền hay Vật phẩm hay cả hai?

Bước 5: Nhấc điện thoại lên và tiến hành tiếp cận doanh nghiệp.

Khi lấy thông tin doanh nghiệp qua người quen thì bạn vẫn cần tìm hiểu đầy đủ những thông tin trên.

  1. 4.      Tiếp cận đối tác

Có rất nhiều cách tiếp cận đối với người tiếp nhận thông tin hoặc ra quyết định cuối cùng của đối tác như email, điện thoại, gặp trực tiếp… dù bạn tiếp cận qua cách thức nào thì vẫn cần  đảm bảo được những điều sau:

–          Giới thiệu rõ ràng và vắn tắt về bản thân

–          Thể hiện sự am hiểu về đối tác

–          Trình bày rõ ràng mong muốn/ ý định của mình

–          Đưa ra được những quyền lợi hoặc những thứ đối tác có thể nhận được khi tham gia tài trợ

  1. A.     Tiếp cận qua email
  2. 1.      Những điểm cần lưu ý
  • Nên gửi đích danh người nhận
  • Không viết sai lỗi chính tả
  • Triển khai ý nhanh, ngắn gọn, dễ hiểu
  • Để lại số điện thoại, địa chỉ liên hệ, thông tin người gửi. Những thông tin này cần được gây sự chú ý bằng cách in nghiêng, tô đậm…
  • Cần gợi mở vấn đề 1 cách khôn khéo
  • Địa chỉ email phải là địa chỉ nghiêm túc. Tránh những tên như “ congchuanet@gmail.com” hoặc girlxinh@yahoo.com
  • Không dùng emoticons
  • Tóm tắt nội dung chính, phân đoạn rõ ràng, trang trọng
  • Đính kèm thư ngỏ và những nội dung chi tiết (hạn chế nội dung email quá dài, lỗi font chữ)
  1. 2.      Hình thức cụ thể
  • Địa chỉ người nhận
  • Chủ đề thư

Chủ đề thư cần nêu bật nội dung của thư + tên công ty được mời. Ví dụ: Thư mời tài trợ CT “Tết yêu thương”- NovaAds

  • Phần nội dung

Phần nội dung gồm những điểm sau:

–          Giới thiệu bản thân và tổ chức

–          Giới thiệu về nội dung chương trình và đính kèm file hồ sơ mời tài trợ

–          Để thông tin liên hệ (tên, sđt, email, yahoo, địa chỉ văn phòng (nếu có)…)

QUY TRÌNH THỰC HIỆN MỜI TÀI TRỢ CHO TỔ CHỨC

Mời tài trợ cho một tổ chức hay một chương trình, sự kiện là một việc không dễ nhưng cũng không quá khó để chúng ta không có thể làm được. Dưới đây là một số nguyên tắc chung trong mời tài trợ (Có thể áp dụng linh hoạt cho sự kiện, chương trình từ thiện hoặc thương mại) và quy trình chi tiết để mời tài trợ cho các chương trình tình nguyện.

  1. I.                   MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CHUNG TRONG MỜI TÀI TRỢ
  2. 1.      Xác định bản thân và tổ chức

Khi chuẩn bị hoặc tham gia mời tài trợ, cần xác định rõ TÔI LÀ AI?

Cái tôi ở đây chính là tổ chức mà tôi đại diện chứ không phải cái tôi cá nhân của bạn. Bạn phải hiểu tổ chức của mình như thế nào? Tổ chức đó đang cần gì? Điều đó cần thiết như thế nào?… Hiểu rõ mình là điều cơ bản, đầu tiên để bạn thuyết phục người khác hiểu và ủng hộ mình.

  1. 2.      Đối tác của tổ chức là ai?

Đừng bao giờ lội  qua một con suối nếu không biết nó nông – sâu

Sau khi hiểu tổ chức mình rồi, cần tìm hiểu kỹ về tổ chức và thông tin của người mà mình sẽ gặp. Việc hiểu rõ này sẽ giúp bạn chuẩn bị được 1 phong cách phù hợp và dễ dàng nói chuyện, tiếp cận với đối tác.

  1. 3.      Làm rõ được mục tiêu và công việc cần trao đổi, giải quyết với đối tác

Trong quá trình làm việc, cần nắm rõ mục tiêu hướng tới khi làm việc với đối tác, nội dung công việc cần giải quyết. Hãy chuẩn bị những giải pháp cho những tình huống phát sinh của những vấn đề đó.

  1. 4.      Nguyên tắc win – win

Luôn nhớ rằng, muốn nhận thì hãy cho đi. Không ai muốn làm điều gì mà họ cảm thấy bị thiệt thòi. Mình muốn gì? Đối tác cần gì? Mình có thể đáp ứng như thế nào?

  1. II.                QUY TRÌNH THỰC HIỆN MỜI TÀI TRỢ
  2. 1.      Lên checlist các hạng mục cần thiết

Để một chương trình hay sự kiện có thể diễn ra, bạn cần chuẩn bị hạng mục công việc và những thứ cần chuẩn bị. Sau khi có checklist, bạn có thể biết rõ cái mình cần, tổng chi phí để lên danh sách mời tài trợ. Phân loại tài trợ với các hình thức: tài trợ tiền mặt, tài trợ hiện vật và bảo trợ truyền thông.

  1. 2.      Lập danh sách các nhà tài trợ tiềm năng

Sau khi có checklist, bạn cần lên danh sách nhà tài trợ tiềm năng sau sự phân chia trên.  Thế nào là nhà tài trợ tiềm năng cho các chương trình từ thiện??? Đánh giá nhà tài trợ tiềm năng cho những chương trình từ thiện theo một số yếu tố sau:

–          Người đứng đầu của tổ chức là một mạnh thường quân có quan tâm đến các hoạt động phát triển cộng đồng

–          Doanh nghiệp mới phát triển cần nâng cao hình ảnh thông qua các hoạt động vì cộng đồng

–          Doanh nghiệp, tổ chức có tên tuổi đã tham gia nhiều chương trình tài trợ, các hoạt động tài trợ của họ là thường niên, được lên kế hoạch tham gia hàng năm.

–          Doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ được sử dụng trong chương trình ( liên quan đến nhà tài trợ hiện vật, tất nhiên họ cũng thuộc 3 đối tượng trên)

  1. 3.      Tìm hiểu thông tin đối tác

Sau khi lên danh sách đối tác tiềm năng, cần tìm hiểu thông tin về đối tác. Tìm hiểu đối tác có thể thông qua người quen hoặc tìm thông tin qua internet. Dưới đây là những bước tìm hiểu thông tin đối tác qua internet.

Bước 1: Lên Google search tên công ty xem họ có website hay bất cứ thông tin gì có liên quan. Đừng vội click ngay vào ô có hiện website của họ, mà hãy nhìn hết một lượt xem xem có thông tin gì có thể liên hệ được với ai hay không.

Bước 2: Click vào ô Liên hệ để lấy thông tin, địa chỉ, email cùng số điện thoại chuẩn nhất có thể.

Bước 3: Click vào ô Hoạt động hay Tin tức để xem Doanh nghiệp đó hiện có tham gia hoạt động xã hội gì không hay đã tham gia những hoạt động nào???

Bước 4: Tìm hiểu kỹ lĩnh vực của Doanh nghiệp, xác định xem bạn sẽ xin gì từ họ? Tiền hay Vật phẩm hay cả hai?

Bước 5: Nhấc điện thoại lên và tiến hành tiếp cận doanh nghiệp.

Khi lấy thông tin doanh nghiệp qua người quen thì bạn vẫn cần tìm hiểu đầy đủ những thông tin trên.

  1. 4.      Tiếp cận đối tác

Có rất nhiều cách tiếp cận đối với người tiếp nhận thông tin hoặc ra quyết định cuối cùng của đối tác như email, điện thoại, gặp trực tiếp… dù bạn tiếp cận qua cách thức nào thì vẫn cần  đảm bảo được những điều sau:

–          Giới thiệu rõ ràng và vắn tắt về bản thân

–          Thể hiện sự am hiểu về đối tác

–          Trình bày rõ ràng mong muốn/ ý định của mình

–          Đưa ra được những quyền lợi hoặc những thứ đối tác có thể nhận được khi tham gia tài trợ

  1. A.     Tiếp cận qua email
  2. 1.      Những điểm cần lưu ý
  • Nên gửi đích danh người nhận
  • Không viết sai lỗi chính tả
  • Triển khai ý nhanh, ngắn gọn, dễ hiểu
  • Để lại số điện thoại, địa chỉ liên hệ, thông tin người gửi. Những thông tin này cần được gây sự chú ý bằng cách in nghiêng, tô đậm…
  • Cần gợi mở vấn đề 1 cách khôn khéo
  • Địa chỉ email phải là địa chỉ nghiêm túc. Tránh những tên như “ congchuanet@gmail.com” hoặc girlxinh@yahoo.com
  • Không dùng emoticons
  • Tóm tắt nội dung chính, phân đoạn rõ ràng, trang trọng
  • Đính kèm thư ngỏ và những nội dung chi tiết (hạn chế nội dung email quá dài, lỗi font chữ)
  1. 2.      Hình thức cụ thể
  • Địa chỉ người nhận
  • Chủ đề thư

Chủ đề thư cần nêu bật nội dung của thư + tên công ty được mời. Ví dụ: Thư mời tài trợ CT “Tết yêu thương”- NovaAds

  • Phần nội dung

Phần nội dung gồm những điểm sau:

–          Giới thiệu bản thân và tổ chức

–          Giới thiệu về nội dung chương trình và đính kèm file hồ sơ mời tài trợ

–          Để thông tin liên hệ (tên, sđt, email, yahoo, địa chỉ văn phòng (nếu có)…)

Cứ khóc đi em

Image

Cứ khóc đi em

Khóc để biết lòng còn đau

Trái tim còn cảm xúc

Hãy để nỗi mỏi mệt

Niềm tin em để dành

Trôi theo dòng nước mắt

Cứ khóc đi em

Dòng nước mắt mặn mòi

Ký ức buồn

Khiến lòng em đau

Trái tim em tan nát

Em cứ khóc, khóc đi

Đừng để lòng nín lại

Đôi vai gầy mỏng manh

Chứa trăm ngàn sức nặng

Nào em cứ khóc đi

Như con công tắm rỉa

Trong dòng nước mắt kia

Rồi khi em ngước lên

Nhìn thấy mình đẹp đẽ

Dù qua những nỗi đau

Nhưng lòng em vẫn thế

Vẫn luôn là cô bé

Có cảm xúc, tình yêu

Có niềm đau, nỗi nhớ

Có niềm tin cuộc sống

Dù em đang vẫn khóc

Em cứ khóc đi em…

 

11 CÂU HỎI BẠN CẦN YÊU CẦU ĐỐI VỚI TRANG ĐÍCH

Image

 

Tối ưu hóa trang đích không phải là chủ đề thu hút nhất. Nhưng đối với những trong yêu cầu phát sinh và chỉ dẫn quản lý, trang đích là một công cụ quan trong trong một chiến dịch tiếp thị trực tuyến.

Có nhiều loại trang đích. Những cách tốt nhất để tối ưu trang đích của bạn là nghĩ như người xem của bạn. Để làm được điều đó, bạn sẽ cần hỏi chính bạn một vài câu hỏi khó. Ở đây chúng tôi cung cấp 11 câu hỏi bạn cần để hỏi trang đích của bạn. Trả lời chúng bây giờ và bạn sẽ đạt được lượng chuyển đổi cao sau này.

1. Tất cả ý nghĩa của chúng là gì?

Một trong những vấn đề chung nhất của việc tối ưu trang đích là ngôn ngữ sử dung. Tự hỏi chính bạn, điều gì mà chúng ta đang cố gắng truyền đạt? Thông điệp của bạn nên ngắn, ngọt ngào và đúng điểm. Loại bỏ những trạng từ và tính từ không cần thiết

2. Tại sao lại có quá nhiều câu hỏi?

Có bao nhiêu câu hỏi bạn đưa ra cho trang đích của bạn? Có bao nhiều giải pháp cần thiết? Nhiều câu hỏi được đưa ra, ít nhất như có ít khách hàng tiềm năng là hoàn thành hành động. Với hồ sơ phát triển, bạn có thể loại bỏ bớt các câu hỏi, thu thập thông tin gia tăng về triển vong như là khách hàng đã phát triển thông qua phễu lọc.

3. Những từ khóa đã khớp với kết quả tìm kiếm chưa?

Trong trường hợp mà những khách hàng tiềm năng đến với trang đích của bạn từ một email hay từ Google, bạn muốn chắc chắn răng những từ khóa phù hợp với những gì họ click tại nơi đầu tiên, nếu quảng cáo hiện thị của Google nói “ tải xuống báo cáo miễn phí trên tập Tiếp thị kỹ thuật số”, trang đích của bạn nên khớp với thông điệp này.

4. Những hình ảnh có tạo cảm hứng ở đây không?

Thêm ảnh là một phần rất quan trọng của việc tối ưu trang đích. Nhưng một bức ảnh sai có thể làm sao nhãng hơn là thúc đẩy. Bạn nên hỏi về độ liên quan của bức ảnh của bạn đảm bảo nó phản ánh đúng tinh thần, sở thích và chủ đề của người xem của bạn.

Image

5. Đây có phải là chủ đề phù hợp cho phân khúc này không?

Phân khúc thị trường khiến chủ đề có thể chỉ dẫn thông điệp tốt nhất đến với đúng đối tượng. Nhưng điều này yêu cầu sự khảo sát tính khả thi khi nói đến việc tối ưu hóa trang đích của bạn. Một lời mời dự hội thảo trên web cho các nhà quản lý công nghệ thông tin không có ý nghĩa nhiều cho một nhóm nhà tiếp thị. Làm chắc chắn răng chủ đề trang đích của bạn phù hợp với đối tượng mà bạn đang hướng tới

6. Tỉ lệ công việc/ phần thưởng là gì?

Lý tưởng, với hồ sơ tiến bộ và phân khúc thị trường, bạn đang làm công việc cho một khách hàng tiềm năng vào hoàn thành trang đích của bạn. Nhưng có những dữ liệu bạn có thể sưu tập. Khi bạn làm điều đó, chắc chắn rằng phần thưởng khách khách hàng tiềm năn nhận được là lớn hơn các nỗ lực mang lại. Điều cuối cùng bạn muốn là một khách hàng tiềm năng, anh ta phải cảm thấy bị lừa dối

7. Chính sách riêng tư của chúng ta ở đâu?

Khi ai đó cho bạn thông tin cá nhân của họ, họ cần được biết bạn sử dụng thông tin đó như thế nào. Mọi công ty nên có một chính sách riêng tư rõ ràng để giải thích cách họ sử dung dữ liệu. ( Ví dụ, dù đó có là chia sẻ với bên thứ 3 hay không?). Luôn chắc chắn rằng, chính sách riêng tư này bao gồm trang đích của bạn

8. Khách hàng tiềm năng có thể dễ dàng chia sẻ trang đích của tôi?

Mục đích số 1 trong 3 mục đích của trang đích của bạn là hướng đến lượng chuyển đổi. Để không có gì làm bạn bối rối từ nhiệm vụ này. Nhưng không có lý do gì tại vì bạn không thể giúp khách hàng tiềm năng giúp thúc đẩy nội dung của bạn. Làm nó dễ dàng bởi việc thêm việc chia sẻ nên nền tảng như Twitter, Facebook và Linkdln với những nút trên email. Tốt nhất để tạo bước cuối cùng này, tạo thêm một trang khách hàng có thể nhìn thấy sau khi hoàn thành form

9. “Gửi tin nhắn email” cho được cho phép đặt vào mục không bị chặn?

Nhiều trang đích bao gồm một hộp đánh dấu, điều đó yêu cầu cho phép gửi email tiếp thị cho khách hàng tiềm năng. Nhiều tổ chức tạo chức năng kiểm tra tự động này mặc đinh, đặt nhiệm vụ này khách hàng tiềm năng bỏ chọn nó. Tốt hơn hết là cài đặt mặc định bỏ chọn. Làm cho yêu cầu của bạn trúng đích và để khách hàng chọn nó

Image

10. Mắt của tôi hướng tới đâu?

Đây là một hướng dẫn: Khi bạn làm khung cho một trang địch gọi đến 1 đồng nghiệp. Hỏi anh hay chị ta xem mắt họ hướng đi đâu. Liệu nó đi theo con đường mong muốn từ tin nhắn đến một cuộc gọi rõ ràng để hành động? Hay nó trên tất cả các trang? Hãy chắc chắn rằng khách hàng tiềm năng dễ dàng thực hiện các cuộc gọi để hành động mang đến kết quả mà bạn muốn

11. Chúng ta sẽ kiểm tra trang đích này chứ?

Có nhiều kênh chung bạn có thể theo dõi để tối ưu trang đích. Nhưng không gì tốt hợp cách kiểm tra cũ. Thử các nội dung khác nhau, khung và thông điệp để nhìn thấy phương thúc khách hàng tiềm nằng chuyển đổi để hướng dẫn. Theo dõi kết quả cho phép bạn thiết lập cách của riêng bạn hương dẫn nội bộ theo thời gian.

                                                                                                 Amai

Dịch từ http://blog.eloqua.com/landing-page-optimization/